mardi 31 mars 2015

nơi thứ tư



ĐỨC GIÊ-SU GẶP MẸ MÌNH

Đức Maria ở đó ngay từ đầu. Mẹ là trung tâm của cuộc truyền tin ; mẹ dâng con mình trong đền thờ, và nuôi dạy ngài ; mẹ ở đó tại tiệc cưới Cana. Và rồi mẹ rơi xuống nền như cộng đoàn mới của các tông đồ vửa được khai sinh. Đức Giê-su nói, “Đây là Mẹ và anh em ta ! Bất cứ ai thực thi ý muốn Chúa Cha là anh chị em và mẹ ta” (Mc 3, 34 – 35). Mẹ vô hình giữa đám đông.
Các người mẹ, và thực tế, các người cha yêu thương con cái bằng cách cho chúng không gian và tạo cho chúng đường đi. Các bậc cha mẹ khuyến khích con cái làm bạn ở trường, trở nên cuồng si bạn trai hay bạn gái, sống cuộc sống riêng của chúng. Một ngày nào đó những đứa con này sẽ rời khỏi tổ ấm và tạo dựng ngôi nhà của chúng với người khác người đã trở thành trung tâm của cuộc đời của chúng. Nhưng các bậc cha mẹ vẫn ở lại đó với nhng74 điều đổ vỡ. Mẹ tôi nói mẹ nghĩ rằng vai trò của bà như người mẹ sẽ kết thúc khi đứa con nhỏ nhất của bà rời khỏi gia đình, nhưng bà đã khám phá ra rằng điều đó không bao giờ ngưng lại khi làm mẹ. Khi tôi trở thành Bề trên tổng quyền Dòng Đa Minh, mỗi lần đổi máy bay ở phi trường Heathrow, nhà mẹ tôi ở gần đó trở thành nơi dừng chân nơi tôi có thể vượt khỏi sự mệt mỏi sau chuyến hành trình dài. Tôi luôn cần sự chăm sóc của mẹ hơn bao giờ hết !
Không có giao kèo nào sâu sắc cho bằng giao kèo mà người mẹ gắn bó với đứa con của mình. Lời của người Do Thái nói về lòng nhân từ được xuất phát từ từ có nghĩa là dạ con. Những người mẹ ràng buộc với con mình bằng sợi giây rốn của lòng cảm thông. Nhà thơ Robert Burns viết




Những người cha cũng cảm thấy sự ràng buộc sâu sắc theo cách của họ. Vua David tan nát cõi lòng vì cái chết của người con, kẻ đã nổi loạn chống lại ông : “Ôi Absalom, con ơi, con hỡi, con trai ta Absalom ! Ước gì ta được chết thay cho con, Ối Absalom, con trai ta, hỡi con ơi !” (2 Sm 18, 33).
nghĩ về lòng đồng cảm với nó ta nhìn vào cha mẹ của ta, khi chúng ta ghi nhận lần đầu tiên rằng họ là những bán-nhân-thần nhưng là những con người yếu đuối và phải chết, chỉ giống như chính chúng ta. Seamus Heaney nhớ lại đã thấy cha ông trong tất cả mọi sự yếu đuối dễ tổn thương sau tai nạn :

Tôi nhìn ông diện đối diện, ông đến với tôi
với những dấu chân ẩm ướt ngoài dòng sông,
và chẳng còn gì giữa chúng tôi ở đó
phải chẳng chỉ còn hạnh phúc mãi sau này

Lòng vị tha tuyệt đối của Đức Maria và Giê-su đã làm cho mỗi người trong họ nhận thức sâu sắc nỗi đau của từng người. Phải chăng điều đó làm cho vết thương trở nên kinh khủng hơn, hay nó được xóa bỏ bởi vì nó được chia sẻ ?
Cái chết của một đứa con trước cha mẹ là sự thái quá. Nó đi ngược lại trật tự tự nhiên của vạn vật. Chính người con này phải chăm sóc cho cha mẹ và chôn cất họ. Đây là điều mà Đức Gioan-Phaolo II gọi “'giao ước' giữa các thế hệ” (Evangelium Vitae 94). Đây là nỗi đau khổ kinh hãi của các bậc cha mẹ những người mất đi con cái của họ vì chiến tranh, vì bệnh hoạn. Bà Margaret Smith, ở miền Bắc nước Anh, mất năm trong số sáu người con của bà trong Thế Chiến I. Bà thường nói, “Đừng có con trai. Chúng chỉ lớn lên làm bia đỡ đạn.” nghĩ đến nhựng người mẹ mà con cái của họ mất đi trong những năm dưới thời độc tài ở Achentina, Las Madres de Plaza de Mayo – Những người mẹ ở quảng trường tháng Năm, những người không còn ngay cả thân xác con mình để chôn cất. Như bóng ma của vị thuyền trưởng nói trong bộ phim Gravity – Trọng lượng, “Con bạn chết đi. Đừng làm cho mọi sự trở nên khó khăn hơn.”
tất cả mọi đau khổ gây tai tiếng được Thiên Chúa mang lấy khi Đức Giê-su và mẹ ngài gặp nhau trên đường thập giá. “Như người được mẹ mình dỗ giành, / Ta sẽ dỗ dành người ; / Người sẽ được an ủi ở Giê-ru-sa-lem” (Is 66, 13). Giê-su là những người con mất đi từ rất sớm, và Maria là mỗi bậc cha mẹ đau xót vì con cái của mình.

nơi thứ ba



ĐỨC GIÊ-SU NGÃ LẦN THỨ NHẤT

CHÚNG ta luôn có nhiều “vấp ngã lần đầu”. Có những lần đầu mà chúng ta bất tuân cha mẹ có chủ ý, lời nói dối đầu tiên, lần đầu tiên sex. Chúng ta có gia đình và nghĩ rằng chúng ta sẽ sống hạnh phúc mãi mãi, và rồi cuộc cãi vã đầu tiên, hay có thể là một sự lừa dối đầu tiên. Khi tôi trở thành tu sĩ đa Minh tôi mườn tượng đến một cuộc sống thánh thiện không tì ố thẳng tiến về thiên đàng, nhưng tôi đã vấp ngã lần đầu ! Nếu tôi trở thành cha mẹ thì cũng sẽ có những va vấp lần đầu khác, khi chúng ta bất thần nhận ra sự xấu hổ của mình mà chúng ta đã quá gay gắt với con cái những người chúng ta yêu thương hơn cả bắng lời nói. Các linh mục có những vấp ngã đầu tiên sau khi chịu chức.
Những lần vấp ngã đầu tiên được ghi dấu bằng sự xấu hổ và phủ nhận. Chúng làm rúng động nhận thức về chính mình. Sau khi ăn trái cây, Adam đổ lỗi cho Eva : “Người phụ nữ ở với tôi, đã cho tôi trái cây, và tôi ăn” (St 3, 12). Eva cũng đổ vạ : “Con rắn đã đánh lừa tôi, và tôi đã ăn” (c. 13). Thế nên chính là lỗi của Chúa, hay lỗi của người khác hay con rắn. Nhưng không thể là lỗi của tôi. Tôi không như thế. Tôi không loại người lừa dối trong đời sống hôn nhân hay thứ linh mục phản bội với ơn gọi của mình.
Chúng ta có thể bị cám dỗ đổ lỗi cho ai đó, hay cho là đã uống quá nhiều, hay bởi vì chúng ta mệt mỏi hoặc chán nản. Nên hãy nhờ rằng Giê-su ở gần với chúng ta và đã chịu xấu hổ vì những người ngã xuống lần đầu và vẫn tiếp tục chịu đựng điều ấy.
Chúng ta có thể dám nhìn vào chính mình với lòng trung thực, và biết rằng chúng ta thực sự chỉ là phần nào của con người ấy. Chúng ta không là những người cha người mẹ hoàn hảo, hay những người vợ người chồng tốt, hay là những linh mục đạo đức không tì vết như chúng ta tưởng. Nhưng Chúa vẫn cười với chúng ta dù ta là ai, không che dấu mọi khiếm khuyết. Chúng ta có thể không hoàn hảo nhưng cũng không phải là đáng khinh. Chúng ta là những con người dễ xa ngã những người đang lần lối về với Vương quốc, gục ngã nhiều lần. Đức Phan-xi-cô viết trong Evangelii Gaudium – Niềm vui tin mừng, “mặc cho mọi vẻ bề ngoài, mỗi người đều chứa đựng sự thánh thiện bao la và xứng đáng với tình yêu của chúng ta” (274). chúng ta dám nhìn vào những người có vẻ như quá dễ sợ với chúng ta, rủ khỏi chúng ta mọi khó chịu do thành kiến, và cũng thoáng thấy được sự tốt lành của họ.

lundi 30 mars 2015

nơi thứ hai


ĐỨC GIÊ-SU VÁC THÁNH GIÁ

Thật đáng hổ thẹn khi bị bắt phải vác công cụ để hành quyết chính mình ! Giống như người Do Thái trong thời Thế Chiến II, họ bị buộc phải đào mồ cho chính họ. Đây là thanh ngang của thập giá, nó sẽ được dương lên cùng với tử tội tạo nên chiều ngang cho cây thập tự. Nó phải đủ nặng để đè lên tử tội. Ngài đã hứng lấy sức nặng của mọi thứ chúng ta trút lên kẻ khác.
Chỉ nghĩ đến những gánh nặng ta trút lên những người yêu mến chúng ta. Những lúc chúng ta có thể đã trở thành gánh nặng cho cha mẹ, chẳng hạn, khi ta không tỏ cho họ thấy tình yêu của mình, hay đáp lại nụ cười của họ bằng một lời lẽ nặng nề. Tất cả chúng ta đều là những thiếu niên hay hờn dỗi ! Nghĩ về những gánh năng ta đặt lên vai của chồng, hay của vợ, khi một ánh mắt hay một lời nói tử tế có thể xóa tan đi những gánh nặng ấy. Chúng ta đã có trợ giúp những người đến với ta lòng nặng trĩu để tìm kiếm sự an ủi và sự bảo đảm không ? Hình như chúng ta giống như những luật sĩ và người Pharisêu những kẻ “chất những gánh nặng, khó khăn, và đặt chúng lên vai người khác, nhưng chính họ lại không hề muốn động ngón tay vào” (Mt 23, 4).
Nhưng Đức Giê-su đã chất gánh nặng lên lưng mình, như Chúa đã chất gánh nặng của chế độ nô lệ Ai Cập khỏi người Israel và cho họ được tự do. Giê-su nói với chúng ta, “Hãy đến với ta, hỡi những người lao động cực nhọc và gánh gồng nặng nề, và ta sẽ cho nghỉ an nơi tâm hồn. Hãy mang lấy ách của ta, … và ngươi sẽ tìm thấy bình an trong tâm hồn” (Mt 11, 28 – 29). Ách của Chúa thì dễ dàng bởi vì ngài gánh lấy nó cho chúng ta, và lôi đi cùng với người.
Ở thời Trung Cổ, Sa-tan luôn được miêu tả như đáng sợ, vụng về, rình rập ghi lại mọi thất bại của chúng ta, rồi trút xuống đầu chúng ta, Tay Kế Toán Đại tài. Giê-su chống đỡ mọi sức nặng này vì thế chúng ta có thể được giải thoát khỏi sự sợ hãi kinh khiếp kia và biết được niềm vui thanh thoát. Những ai tin rằng Giê-su mang lấy mọi gánh nặng cúa chúng ta sẽ biết rằng chúng ta không cần phải quá nghiêm trọng ! Vì chúng ta có thể bước đi với những bước nhẹ nhàng và thanh thoát. Có thể chúng ta sẽ gánh đỡ lấy gánh nặng của kẻ khác, và thi hành luật của đức Ki-tô” (Gl 6, 2).
Giê-su nói rằng nếu chúng ta là môn đệ của ngài, thì chúng ta sẽ vác lấy thánh giá và theo ngài. Điều này nghe ra có vẻ như sự thích hành xác, và nếu chúng ta phải muốn một cách thực nghiệm chịu đau khổ. Đôi khi nó làm cho ki-tô giáo ra như là tàn ác. Nhưng có nghĩa là chúng ta dám ôm lấy cuộc đời này vốn được trao cho chúng ta, với niềm vui và đau khổ của nó, với sự chúc phúc và những giới hạn. Không tốt để chúc cho chúng ta làm một ai khác. Đây là cuộc đời của chúng ta, một món quà từ Thiên Chúa, và ngay cả những lúc gian nan khốn khó của nó thì vẫn phải bước đi hướng đến hạnh phúc.
Người cha của một người bạn học thân thiết của tôi là phi công của Không Lực Hoàng Gia (RAF) trong Thế Chiến II. Ông bị bắn rơi và phỏng nặng. Khuôn mặt của ông trơ nên thật đáng sợ và các ngón tay của ông bị cháy rụi. Tôi sợ gặp mặt ông. Nhưng ông đã vượt qua nỗi phiền muộn đó với lòng can đảm và niềm vui mà sau hai phút tôi không bao giờ còn nghĩ đến nó nữa. Ông hầu như trở thành người cha thứ hai của tôi. Ông luôn muốn được làm giáo viên. Nhưng quá khó để kiếm được công việc này bởi khuôn mặt biến dạng của ông. Và vì thế ông đã mua một trường học và trở thành một giáo viên và hiệu trưởng đáng yêu và sáng chói. Ông đã mang lấy thánh giá của mình và vác nó cách nhẹ nhàng. Chúng ta cũng có thể bước đi nhẹ nhàng.

dimanche 29 mars 2015

nơi thứ nhất

ĐỨC GIÊ-SU BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH

Phiên tòa xử Đức Giê-su là một hài kịch. Quan Phong-xi-ô Philatô không cho là ngài có tội. Ông rửa tay để khỏi dính đến tội ác, nhưng ông có cố gắng chút ít để cưu Đức Giê-su. Phải chăng ông là người hoài nghi mệt mỏi chẳng còn màng tới sự gì khác ? “Sự thật là gì ?” ông hỏi Đức Giê-su (Ga 18, 38). Hay phải chăng bởi vì thật là tốt để nhìn một cách nghiêm khắc với tôi phạm, ngay cả khi người oan sai phải nhận sự trừng phạt ? Hình như ông chỉ sợ những người kết án Giê-su. Nên, sau một hồi lưỡng lự, ông đã theo đám đông.
Trên khắp thế giới người ta đang đối diện với những cách hành pháp với lý do tương tự. Sơ Helen Prejean chỉ ra cho thấy trong bộ phim Dead Man Walking – Tử tù rằng nhiều người, đặc biệt những người da đen nghèo khó ở Hoa Kỳ, phải nhận những án tử hình mà không có sự bảo vệ bởi vì các luật sư không nghiên cưu kỹ hồ sơ và tỏ ra không quan tâm. Ngày hôm nay các nhà lãnh đạo vẫn không muốn bị xem là yếu đuối hay có nguy cơ mất đi sự ủng hộ của đám đông. Thế nên những người vô tội phải đi đến cái chết. Thử nghĩ về một trăm ngàn người ki-tô hữu chết mỗi năm chỉ bởi vì niềm tin của họ. Họ chia sẻ bản án với Chúa của họ.
Nhưng phải chăng chúng ta thường làm điều tương tự, khi kết án người ta mà không chú ý nhiều đến điều gì thực sự họ đã làm và đã nghĩ ? Những người nghèo bị cho là những kẻ cắp, lười biếng và vô hiệu quả. Chúng ta nhanh chóng xét đoán kẻ khác. Có thể đó bởi vì chúng ta sợ bị đứng riêng ra khỏi đám đông. Thật nguy hiểm khi bị ruồng bỏ khỏi đám đông đa số.
Đôi khi chúng ta không thể bị áy náy khi khám phá ra sự thật. Tôi đã ngồi ăn trưa với một người giáo dân làm tuyên úy đại học. Bà đã loại bỏ với sự coi thường một tài liệu được soạn thảo bởi các giám mục Anh và xứ Wales. Tôi nói, “Đây là một tài liệu hay và đầy sắc thái.” Bà trả lời, “tôi không thực hiện các sắc thái đó”. Sự thật và công lý đòi hỏi sắc thái, khi gỡ bỏ một cách kiên nhẫn khỏi chân lý trước khi chúng ta nói điều gì đó.
Giê-su bị kết án bởi chính các kẻ thù của ngài. Ngài chịu mọi sự tố cáo mà chúng ta trút xuống trên lưng kẻ khác, mọi lời nói ác tâm để kết án và phỉ báng. Các phương tiện truyền thông của chúng ta đầy những sự kết án và khinh thường. Chúng ta làm cho những kẻ khác thành mục tiêu của những trò cười lố bịch. Khi chúng ta làm điều đó, thì Giê-su hứng chịu những điều đó. Nhưng khi ngài đến xét xử chúng ta vào ngày sau hết, ngài se xét xử chúng ta với sự tử tế, và tha thứ. Chúng ta đã kết án ngài mỗi lúc chúng ta coi khinh và xem thường người ta, nhưng ngài sẽ để chúng ta ra đi tư do nếu chúng ta xin thưa với lòng từ bi của ngài.

Đức Giê-su bị kết án tử hình. Ngài chính mình gánh lấy án phạt mà tất cả chúng ta phải đối diện. Một điều mà chúng ta chắc chắn là một ngày nào đó chúng ta sẽ chết. Tất cả chúng ta đều biết ngày sinh của mình. Chúng ta cũng có ngày chết, ngày được kỷ niệm mỗi năm, nhưng ta không biết đó là ngày nào. Người nào đang hấp hối thường có cảm giác sâu sắc về ân lộc của người vẫn đang sống. Nếu chúng ta nhớ rằng chúng ta cũng đang bị kết án tử, thì rồi chúng ta có thể sẽ sống mỗi ngày như điều gì đó quý giá và không thể đến đáp, với hồng phúc mà Thiên Chúa ban cho chúng ta ngày hôm nay. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lòng biết ơn đối với ngày hôm nay, và mỗi ngày cho đến khi chúng con chết.

samedi 28 mars 2015

đàng thánh giá



Hầu như mọi nhà thờ công giáo đều có trang trí các chặng đàng thánh giá trên tường. Lần lượt bước qua từng chặng, chúng ta sẽ bước đi cùng với Đức Giê-su trên cuộc hành trình ngắn ngủi từ dinh Phi-la-tô ở Giê-ru-sa-lem, nơi ngài bị kết án tử hình, qua thập tự giá và rồi đến nấm mồ của ngài. Hành trình ngắn ngủi, ngoằn ngoèo và khúc khuỷu diễn ra tại một thành phố nóng bức và đầy bụi bặm ở Vùng Trung Đông cách nay hai ngàn năm. Có nghĩa gì khi tái hiện lại con đường ấy ở ngày hôm nay trong mọi nhà thờ từ Alaska cho đến Cape Town ? Con đường ấy vẫn tiếp tục nói lên điều gì ?
Lòng sùng kính này hoa trái của hai truyền thống đối lập nhau nhưng lại đem cho nhau nhiêu kết quả. Một mặt, Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Chúng ta không cần phải đi đến một nơi đặc biệt nào đó để gặp gỡ với Ngài. Thiên Chúa hiện diện như nhau ở Johannesburg hay Jakarta cũng như ở Giê-ru-sa-lem. Mặt khác Thiên Chúa đã trở nên thịt và máu nơi một con người, người ấy đã sống tại một vùng xa xôi hẻo lánh của Đế Quốc La Mã, mà vùng đất ấy vẫn còn hiện hữu cho chúng ta ngày hôm nay, Đất Thánh. Chúng ta đã khơi dậy lên những ý nghĩa sâu sắc đầy thú vị khi hai truyền thống tương phản nhau này cọ sát với nhau !
Những ki-tô hữu ở thế kỷ đầu tin tưởng một cách mạnh mẽ vào sự hiện hữu khắp nơi của Thiên Chúa. Chúng ta không cần đến những nơi thánh để tiếp xúc với Chúa. Đức Giê-su đã nói vơi người phụ nữ Sa-ma-ri-ta bên bờ giếng, “Hãy tin tôi, đã đến giờ mà các ngươi sẽ không còn thờ phượng Cha trên núi hay ở Giê-ru-sa-lem” (Ga 4, 21). Thánh Stê-pha-nô, vị tử đạo tiên khởi, đã bị bắt vì bởi vì ngài “không hề ngừng nói những lời chống lại nơi thánh này” (Cv 6, 13), đến thờ. Sự lan tràn của ki-tô giáo ra khắp vùng Địa Trung Hải và sự phá hủy đền thờ vào năm 70 khắng định niềm tin mới mẻ này vào sự giải phóng khỏi những nơi thánh. Bạn có thể làm người ki-tô hữu ở bất cứ nơi đâu.
Ki-tô giáo có trong bộ nhiễm sắc thể mã di truyền ADN của mình tính toàn cầu hóa ngay từ khởi thủy ! Gregory người Nyssa sống ở thế kỷ thứ tư đã quả quyết “một sự thay đổi nơi chốn không đem ai đó đến gần với Chúa hơn, nhưng nơi đâu mà bạn ở thì nơi đó Thiên Chúa hướng đến với bạn.” Martin Luther đã coi khinh những tín hữu ki-tô giáo sùng bái những nơi thánh : “Vậy bây giờ khi mộ thánh nơi Chúa đã an nghỉ, nó bị người Ả rập Hồi giáo chiếm đóng, thì Thiên Chúa xem nó cũng giống như những cánh đồng cỏ cho bò ở Thụy Sỹ.”
Nhưng từ thủa ban đầu, điều này đã ở trong mối căng thẳng với một truyền thống khác, mà nó đụng đến lòng ham muốn phổ quát có tính tôn giáo là đi hành hương. Ki-tô giáo vẫn gìn giữ lòng yêu mến sống động của người Do Thái đối với Giê-ru-sa-lem và Đền Thánh. “Chúa yêu mến các cổng thành Sion / hơn mọi nơi trú ngụ của Gia-cóp” (Tv 87, 2). Điều này quả quyết là cuộc vượt qua được trần thuật trong Tin mừng Mác-cô bắt rễ trong phiên bản sớm nhất của những chặng đàng thánh giá, như các người đi hành hương bước theo những con đường mà Đức Giê-su đã đi ở những giờ sau cùng (Rowan William, Meeting God in Mark – Gặp gỡ Chúa trong Tin Mừng Mác-cô). Thiên thần nói với người phụ nữ nơi ngôi mộ trống, “hãy nhìn xem nơi họ đã đặt người” (Mc 16, 6). thực vậy ngay từ rất sớm lúc khởi đầu, người ta đã đến và xem.
Việc tôn kính các người tử đạo dẫn đến các cuộc hành hương đến các ngôi mộ của họ. Từ thế kỷ thứ tư trở đi, Thánh Địa trở nên đích điểm nguyên mẫu cho các cuộc hành hương. Mẹ của hoàng đế Constantine, Helena, quả quyết đã tìm thấy ở đó cậy thập tự và ngôi mộ thật của Chúa Giê-su. Những người đi hành hương đến và xem những nơi Đức Giê-su đã sống và chết. Thánh Giê-rô-ni-mô viết cho Marcella, “mỗi khi chúng tôi bước vào trong ngôi mộ, chúng tôi thấy Đấng Cứu Thế đang nằm trong những tấm khăn liệm : nếu chúng ta dừng lại ở đó đúng vào lúc chúng ta vẫn có thể thấy thiên thần ngồi dưới chân ngài và nơi chỗ đầu của ngài là tấm khăn liệm che mặt.”
Nhưng hầu hết các ki-tô hữu ở Tây Âu có thể không bao giờ lên đường đi Giê-ru-sa-lem. Quá xa, quá tốn kém, và hết sức nguy hiểm, đặc biệt vào thời có những xung đột giữa Ki-tô giáo và Hồi giáo. Những chặng đàng thánh giá mở ra vì thế bất cứ ai cũng có thể thực hiện chuyến hành hương của mình mà không cần phải rời khỏi nhà. Bạn chỉ phải đi đến nhà thờ nơi mình sống. Đó là sự hòa giải sáng ngời giữa các niềm tin xung đột, từng niềm tin đều ấp ủ một chân lý đức tin của chúng ta : Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, và thật tuyệt vời là ngài đã chia sẻ cuộc đời với chúng ta tại một thời điểm và nơi chốn riêng. Bất cứ đâu trên thế giới này, từ Chicago cho đến Tokyo, bạn có thể bước đi với Giê-su, nhìn thấy ngài ôm hôn mẹ mình và gặp gỡ với những người phụ nữ thành Giê-ru-sa-lem, bị đóng đinh và được mai táng.
Đây là cách thức thể hiện thật xinh đẹp cái cốt lõi của đức tin của chúng ta, mà nó là điều mà Đức Giê-su đã ôm vào lòng bi kịch cuộc đời của từng con người, những chiến thắng và thất bại của chúng ta, niềm vui và nỗi buồn của chúng ta. Trên những chặng đường Thánh giá, chúng ta nhớ lại làm sao Chúa ở với chúng ta, đặc biệt mỗi khi chúng ta ra như bị mắc kẹt và lạc lối. Ngài bước đi cùng chúng ta, và đồng hành với ta khi chúng ta vấp ngã và giúp chúng ta tiếp tục bước tới.
Mọi chuyến bắt đầu bằng bản án tử hình của ngài. Đây là lúc ngài bước vào cuộc vượt qua. Không phải là ngài chịu đau khổ ; mà nó đã bắt đầu rất lâu trước đó. “Vượt qua” nghĩa đen là những điều gì đó làm cho ngài. Ngài bị đối xử như một thứ đồ vật. Ngài bị kết án, ngài bị bắt phải vác thập giá ; ngài bị kiệt sức đến tột cùng ; bị đóng đinh, bị đâm vào cạnh xườn, bị giết chết và được mai táng. Ngài ở với chúng ta những lúc chúng ta cảm thấy rằng cuộc đời này đã vượt khỏi tầm tay của chúng ta, khi chúng ta cảm thấy bị đẩy đi lòng vòng, bị khuất phục nhục nhã, trở thành nạn nhân và bị bóc lột, bị cuốn trôi đi mà chẳng được trợ giúp về với cái chết.
Mỗi chặng đáng thánh giá nhắc chúng ta một khoảnh khắc khi Giê-su ngừng lại. Một “trạm” đơn giản nghĩa là một nơi dừng lại, như xe lửa dừng lại ở nhà ga. Ngài dừng lại để nói với người ta về lòng đồng cảm ; ngài dừng lại khi bị ngã xuống đất vì kiệt sức, không thể tiếp tục ; ngài dừng lại tại Golgotha bởi vì đó là nơi cuối cùng của con đường. Giê-su gần gũi với chúng ta khi chúng ta cũng dừng lại trên con đường của mình và tự nhủ ta có thể tiếp tục nữa hay thôi. Chúng ta lưỡng lự bởi bệnh tật hay thất bại, bởi đau buồn hay thất vọng. Nhưng Giê-su mang lấy, chậm rãi lên đường thánh giá và tiến đến phục sinh, và mang chúng ta cùng đi với chính ngài trong hy vọng. Nào chúng ta cùng tiến bước.